– Về thể lực
Đây là vấn đề quan trọng nhất, nếu bạn đánh chuẩn mà thể lực kém thì sẽ sớm “tự thua” vì sẽ nhanh hoa mắt khi đối thủ kéo góc, bỏ nhỏ… và bạn sẽ tự đánh hỏng cầu hoặc không đỡ được cầu.
Tập thể lực căn bản là tập chạy, tập hít đất, tập cơ bụng.
– Vợt
Vợt không thật sự quan trọng phải là đắt tiền, tuy nhiên phải “tương đối” một chút, với một cây vợt “có giá” sẽ làm bạn tự tin hơn và sẽ có cảm hứng chơi cầu tốt hơn. Cây vợt đắt nhất của vợt toppro tại Việt Nam hiện tại có giá gần 3 triệu, tuy nhiên sẽ không cần thiết bỏ ra số tiền lớn như thế khi mới bắt đầu chơi cầu lông hoặc chơi nghiệp dư trừ khi bạn thật sự có điều kiện về tài chính, một cây vợt trên dưới 1 triệu là đủ.
Các thông số trên vợt:
U: thông số U càng cao thì vợt càng nhẹ
G: thông số G càng cao thì tay cầm vợt càng nhỏ
Với người châu Á thì 3U và G4 là vừa.
Vợt có nhiều loại, nặng đầu, nhẹ đầu, cân bằng
+ Nhẹ đầu (head light): thích hợp với người đánh kỷ thuật (bỏ nhỏ, chặt cầu …)
+ Nặng đầu (head heavy): thích hợp với các bạn thích đập cầu (smash)
+ Cân bằng (balance): Loại này dân gian thường gọi là công thủ toàn diện
Vợt của Yonex có khung khá cứng nên các bạn có tay chưa được khoẻ không nên chọn loại vợt này.
Dây căng vợt cầu lông: Thông thường để đánh tốt nhất thì lưới sẽ được thay khi đã bị chai (không còn đàn hồi tốt) mặc dù chưa đứt, chu kỳ thay khoảng 2 tháng tuỳ đánh ít nhiều.
Quấn cán vợt (grip): Có nhiều loại, nên chọn loại thấm mồ hôi.
– Trang phục quần áo
Không quan trọng, tuỳ sở thích, nên chọn loại làm bằng chất liệu poly để khi có mồ hôi thì nó không dính vào người như cotton rất khó chịu.
– Giày
Quan trọng, nên chọn giày dùng riêng cho đánh cầu lông – giày có đế cao su màu vàng, có thể sử dụng giày tenis để chơi. Một số nhãn hiệu giày thông dụng: Yonex, Kawasaki, Victor, Asia…
Ngoài ra trong túi đựng đồ nghề nên có một vài cái áo để thay, khăn lông để thấm mồ hôi …